Chào mừng bạn ghé thăm tinnhac.com từ google. Tinnhac.comtrang thông tin âm nhạc hàng đầu Việt Nam. Trải nghiệm tinnhac.com ngày hôm nay để không bỏ lỡ những tin tức âm nhạc chuyên sâu và hấp dẫn nhất!

Xu hướng viral game online bằng MV nhạc Việt: Qua rồi thời MV 'tự bỏ tiền túi'

Đây được xem là cú lội ngược dòng của ngành Digital Marketing trong vài năm trở lại.

MV nhạc Việt – mảnh đất màu mỡ của những quảng cáo game online đã và đang trở thành xu hướng viral thương hiệu ở Việt Nam.

quảng cáo trong mv ca nhạc

Một cảnh trong MV của Min

Cách tiếp thị “ngon - bổ - rẻ”

Sự bùng nổ thông tin là một điều khiến các thương hiệu gặp khó khăn khi thu hút người tiêu dùng. Do đó, các nhà quảng cáo đang hướng đến một điều gì đó mới mẻ hơn: tạo chiến dịch được cư dân mạng tự tay phát tán như hiệu ứng lây lan của virus. Vì thế viral marketing thông qua MV ca nhạc xuất hiện như một liều vắc xin đem đến những con “virut” đầy mạnh mẽ này.

May thay, trong khi định kiến của khán giả đối với lĩnh vực game lại khá khô khan và chán chường, MV ca nhạc lại là công cụ quá đỗi hữu hiệu để gửi tặng thông điệp và thu hút khán giả chăm chú vào những sản phẩm âm nhạc mà thương hiệu muốn quảng bá.

Sơn Tùng - MTP

Sơn Tùng cũng là một trong những nghệ sĩ thường xuyên bắt tay với các thương hiệu game

Tuy nhiên, không lộ liễu và quá trớn, những MV thuần quảng cáo hoặc xen quảng cáo được nhà sản xuất thực hiện rất tinh vi. Có thể thấy, hầu hết những MV ca nhạc đều kết hợp với các thương hiệu để nhận tiền quảng cáo. Mối quan hệ cộng sinh này đem lại cho cả nghệ sĩ và chủ thương hiệu những lợi ích không ngờ.

Trước tiên, MV ca nhạc là một cách tiếp cận nhanh nhất đến với giới trẻ - đối tượng khách hàng mà thương hiệu game hướng đến (bởi hầu hết chỉ có giới trẻ mới lựa chọn game như một phương thức giải trí lâu dài). Trong khi đó, nghệ sĩ nhận được hỗ trợ từ phía thương hiệu để đầu tư MV chỉnh chu, “mạnh tay” và làm hết sức để có thể thu hút được khán giả quan sát MV.

Đây cũng là ca khúc Sơn Tùng viết cho một thương hiệu game

Đó là chưa kể tới việc việc đầu tư vào các MV ca nhạc giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhiều hơn so với các quảng cáo truyền thống vì các MV này thường có mức độ lan tỏa cực kỳ lớn. Với số vốn bỏ ra, đây là một món “hời” với nhà đầu tư. Còn với ca sĩ, họ sẽ được tài trợ để ra sản phẩm âm nhạc với hình ảnh đẹp long lanh với điều kiện là chèn… sản phẩm vào MV của mình.

Chuyện “cộng sinh” trong quảng cáo không còn xa lạ. Có thể kể đến, những gương mặt thường xuyên đại diện cho các thương hiệu game online như Min, Bích Phương và Tiên Cookie. Chỉ trong một thời gian ngắn đầu năm, hàng loạt MV “đậm mùi” quảng cáo game liên tục oanh tạc Vpop.

MV quảng cáo game của Khắc Việt

Mới đây nhất, có lẽ là MV “Ghen”, “Có em chờ”… với một vài cảnh chèn với khung cảnh nhân vật chính đang chơi game trên điện thoại. Tuy nhiên, ca khúc mới nhất và “mang tiếng” thuần quảng cáo thì chỉ có thể là “Người em tìm kiếm”. MV được dựa trên một câu chuyện có thật của hai nhân vật trong game. Mối tình ảo mà bất ngờ trở thành thật và viên mãn. Hay “Cớ sao giờ lại chia xa” của Bích Phương. Đây cũng là một sản phẩm “thuần” quảng cáo, do Bích Phương và Tiên Cookie bắt tay thực hiện.

Thời điểm trước đó, Sơn Tùng M-TP đã tung ra MV ca nhạc mới mang tên "Nơi Nào Có Anh" lại ra đúng 0h00 ngày 14/02 là món quà Valentine ý nghĩa gửi tặng các fan hâm mộ. Điều đặc biệt, cũng trong MV này, nam ca sĩ Sơn Tùng M-TP còn đưa hình ảnh quảng cáo cho tựa game L.Q.M. Trước đó Sơn Tùng M-TP cũng là khách mời trong giải đấu Chung kết Đấu Trường Huyền Thoại với bài hit “Lạc Trôi”.

Sơn Tùng - MTP

Cảnh quay Sơn Tùng chơi game trong "Nơi này có anh"

Đây không phải trường hợp đầu tiên, các thương hiệu game Việt “vin” vào các sản phẩm âm nhạc của các ca sĩ để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Hẳn nhiều người vẫn chưa quên ca khúc “Đừng về trễ” cũng của ca sĩ này từng tạo sóng gió trên thị trường âm nhạc một thời. Với những ca từ quảng cáo game được nhiều game thủ thuộc nằm lòng, giai điệu vui tươi, giải trí, có thể nói việc quảng cáo game như thế này còn hiệu quả gấp nhiều lần so với việc thực hiện những câu chữ khô khan.

MV ca nhạc dẫn đầu xu hướng viral quảng cáo game online

Nếu so sánh thời điểm năm 2016 trở về trước, hầu hết các sản phẩm âm nhạc của nghệ sĩ đều không xuất hiện nhiều quảng cáo thiên về lĩnh vực game mà chủ yếu là những thương hiệu khác như điện thoại, thiết bị công nghệ, thực phẩm…

quảng cáo trong game

Một cảnh khác trong MV của Min

Tuy nhiên riêng năm 2017, tính trung bình cũng có đến cả chục MV thiên về quảng cáo game thậm chí thuần quảng cáo. Cách thực hiện sản phẩm dạng này cũng ngày càng tinh tế và khiến khán giả như “lạc vào mê cung”. Để đạt được hiệu quả cao và tránh cảm giác đang xem quảng cáo, người thực hiện chiến dịch phải xây dựng nội dung thật tự nhiên, hài hước, chứa đựng những điều ngạc nhiên, thú vị khiến người xem thích thú đến mức muốn gửi ngay cho bạn bè. Chèn vào các MV ca nhạc lại chỉ là những cảnh quay lướt qua nhưng vô cùng đặc tả và hiệu quả thị giác cao.

quảng cáo trong mv

quảng cáo trong mv

Cảnh quay trong MV "Người em tìm kiếm"

Năm 2017, có thể thấy sự “bạo chi” trong việc làm truyền thông của các thương hiệu này. Đổi lại, lợi ích mà các thương hiệu game xuất hiện trong các sản phẩm âm nhạc của nghệ sĩ nhận được, lại vô cùng lời. Cụ thể, trường hợp của L.Q.M ở trong MV của Sơn Tùng, nhờ sự truyền thông của nam ca sĩ hot bậc nhất Vpop đã khiến sản phẩm game của thương hiệu này trở thành game mobile eSports được nhiều bạn trẻ biết đến.

Với Min và Bích Phương, sản phẩm MV cúa các cô nàng nhận được lượt view khủng, không chỉ fan của hai nữ ca sĩ mà còn đến từ lượng lớn các game thủ. Ngoài ra, thương hiệu game với những cú oanh tạc từ đầu năm đến nay, đủ sức để Min và Bích Phương duy trì đều đặn các sản phẩm âm nhạc từ trong suốt cả năm qua.

quảng cáo game trong mv

Thông điệp thường để cuối MV để người xem không "phát giác"

Tuy nhiên, cái gì cũng ít nhiều có mặt trái của mình. Trong thời điểm nở rộ những MV ca nhạc lồng quảng cáo đã khiến khán giả cảm thấy khó chịu. Cạn kiệt ý tưởng MV, ranh giới giữa chèn thương hiệu một cách khéo léo và thô kệch rất mong manh… sẽ là một trong những yếu mà nhà sản xuất và doanh nghiệp đầu tư cần hết sức thận trọng nếu không muốn tạo ra sự phản cảm và tẩy chay, như vậy mục đích quảng cáo ban đầu như mong muốn cũng hoàn toàn bị sụp đỗ, nếu như không muốn nói nó mang lại tác dụng ngược lại.