Chào mừng bạn ghé thăm tinnhac.com từ google. Tinnhac.comtrang thông tin âm nhạc hàng đầu Việt Nam. Trải nghiệm tinnhac.com ngày hôm nay để không bỏ lỡ những tin tức âm nhạc chuyên sâu và hấp dẫn nhất!

Phát hiện gây sốc của netizen Hàn: Công ty quản lý của MOMOLAND đã làm giả giấy tờ 'bằng chứng' để qua mặt dư luận?

Thậm chí, nhiều người còn khẳng định những tài liệu mà Duble Kick Company công bố đã bị chính Hanteo bác bỏ trước đó vì không đáng tin cậy.

Nghi vấn gian lận doanh số album (sajaegi) của MOMOLAND và công ty quản lý đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết với những tình tiết gây sốc liên tục được hé lộ. Khi mà người hâm mộ đang hy vọng rằng những cáo buộc sajaegi sẽ sớm bị dập tắt sau khi công ty quản lý tung bằng chứng bảo vệ "gà nhà", mấy ai ngờ được những giấy tờ ấy lại dẫn đến hàng loạt mối ngờ vực lớn hơn.

bằng chứng của công ty quản lý MOMOLAND bị tố giả mạo

Trước những cáo buộc thao túng doanh số album "GREAT!" của MOMOLAND - vốn đang trở nên nghiêm trọng hơn qua từng ngày, Duble Kick Company đã công bố bằng chứng để chứng minh sự trong sạch của họ, bao gồm hóa đơn chi tiết về doanh số bán album. Tuy nhiên sau đó không lâu, chính "bằng chứng" này lại là thứ đẩy cả Duble Kick Company và MOMOLAND vào cơn bão chỉ trích của cư dân mạng.

bằng chứng của công ty quản lý MOMOLAND bị tố giả mạo

Cái gọi là "bằng chứng" của Duble Kick Company đã không đi đúng mục đích của nó, vì cư dân mạng lập tức tuyên bố rằng hóa đơn đó chỉ là đồ giả. Những cáo buộc này bắt đầu phát sinh từ SWIFT CODE xuất hiện trong hóa đơn. SWIFT CODE (viết tắt của cụm từ Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication) là mã nhận dạng ngân hàng chuẩn cho một ngân hàng cụ thể. Đây là yếu tố cần cung cấp khi chuyển tiền ra nước ngoài hoặc nhận tiền gửi từ nước ngoài.

Trong hoá đơn được Duble Kick Company công bố, SWIFT CODE xuất hiện ở đây là "NHBNKRSE".

bằng chứng của công ty quản lý MOMOLAND bị tố giả mạo

Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 01 tháng 12 năm 2017, KEB Hana Bank thông báo rằng các giao dịch của họ sẽ không còn sử dụng SWIFT CODE "HNBNKRSE" nữa.

bằng chứng của công ty quản lý MOMOLAND bị tố giả mạo

SWIFT CODE mới hiện đang hoạt động của ngân hàng này là "KOEXKRSE".

bằng chứng của công ty quản lý MOMOLAND bị tố giả mạo

Cư dân mạng sau đó còn bức xúc chỉ ra rằng, không chỉ sử dụng SWIFT CODE cũ mà hóa đơn bị cho là giả mạo này còn hoán đổi vị trí các chữ cái "N" và "H". Điều này có nghĩa là về cơ bản, SWIFT CODE mà Duble Kick Company sử dụng hoàn toàn không phải là của KEB Hana Bank. Và nếu SWIFT CODE sai, Duble Kick Company sẽ không thể nhận được tiền.

Bằng chứng giả mạo thứ hai mà netizen Hàn tìm thấy nằm ở số điện thoại được liệt kê trong hóa đơn. Trên thực tế, sau khi tìm kiếm cũng như gọi trực tiếp đến số này, cư dân mạng ngỡ ngàng phát hiện ra rằng đó là số điện thoại của Plan A Entertainment - công ty quản lý của A Pink.

bằng chứng của công ty quản lý MOMOLAND bị tố giả mạo

bằng chứng của công ty quản lý MOMOLAND bị tố giả mạo

Sau khi phát hiện ra hàng loạt bằng chứng giả mạo này, nhiều người thậm chí còn tin rằng các cáo buộc sajaegi là đúng sự thật. Netizen Hàn không thể giấu được sự thất vọng và bức xúc trước cách làm việc của Duble Kick Company: "Bọn họ đang dùng những lời dối trá để che đậy sự dối trá của mình... Vấn đề đang trở nên tồi tệ hơn rồi", "Công ty đang dìm chết MOMOLAND đấy", "Đỉnh thật nha...", "Bọn họ đang tự vả đó hả",...

Chưa dừng lại ở đó, netizen Hàn còn phát hiện ra rằng những "bằng chứng" mà Duble Kick Company công bố chính là những giấy tờ đã bị Hanteo từ chối. Trước đó, Hanteo Chart đã yêu cầu phía cửa hàng cũng như công ty cung cấp bằng chứng có liên quan đến doanh số bán hàng. Tuy nhiên sau khi những giấy tờ được nộp lên, phía Hanteo nhận thấy vẫn còn thiếu khá nhiều bằng chứng chi tiết, chính vì thế họ đã yêu cầu phải bổ sung thêm.

bằng chứng của công ty quản lý MOMOLAND bị tố giả mạo

Thế nhưng, vì cửa hàng và công ty không thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng, Hanteo Chart đã quyết định nộp đơn lên chính phủ xin mở một cuộc điều tra chính thức về vụ sajaegi gây xôn xao dư luận này. Và netizen Hàn đã phát hiện ra, một trong những giấy tờ bị Hanteo từ chối chính là hóa đơn mà Duble Kick Company vừa công bố, sau khi bảng xếp hạng này cho rằng "bằng chứng" ấy không đáng tin cậy. 

- "Công ty đã gửi những giấy tờ này cho Hanteo và bị từ chối, vì Hanteo xác định rằng những tài liệu đó không đáng tin cậy. Hanteo sau đó đã yêu cầu phải bổ sung thêm giấy tờ nhưng công ty lại không đáp ứng được. Về cơ bản, các giấy tờ này đã bị Hanteo bác bỏ"

- "Chỉ muốn nhắc mọi người nhớ rằng những bằng chứng này đã bị Hanteo từ chối vì không đáng tin cậy ㅋ ㅋㅋㅋ"

- "Vậy công ty có thể giải thích tại sao đĩa được đặt hàng vào ngày 5 và 7 mà doanh số lại được gửi đến Hanteo đúng vào ngày 12, sau khi doanh số tuần đầu tiên của SEVENTEEN được tổng kết không? ㅋ ㅋㅋㅋ"

- "Bọn họ thật sự nghĩ rằng chúng ta sẽ tin việc một công ty Nhật Bản nào đó đã đặt hàng 9.000 bản album từ một cửa hàng offline ở Hàn Quốc hả?"

- "Nếu được đặt hàng cho một sự kiện ở Nhật Bản, lượng album đó phải được bán dưới dạng "mặt hàng không bán" mới phải chứ... Và trong tuyên bố chính thức đầu tiên thì bọn họ khẳng định là từ group order của người hâm mộ chứ có phải công ty gì đâu;; ㅡ ㅡ Tuyên bố của công ty này đã thay đổi 7 lần rồi đấy... Nếu nói dối thì ít nhất cũng phải thống nhất chút đi chứ. Bọn họ nghĩ rằng các fandom khác sẽ chịu để yên chuyện này sao;;;"

- "LABOUM thì lấy lý do từ công ty ddukbokgi, bây giờ thì MOMOLAND nói rằng một công ty nào đó đã mua album cho sự kiện của họ"

- "Vậy là mất bao nhiêu ngày chỉ để nghĩ ra cái lý do này đó hả"

Hiện nay, vụ việc vẫn đang rất được quan tâm tại Hàn Quốc. Và công chúng cũng đang hồi hộp chờ đợi phán quyết từ cuộc điều tra từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước này.