Chào mừng bạn ghé thăm tinnhac.com từ google. Tinnhac.comtrang thông tin âm nhạc hàng đầu Việt Nam. Trải nghiệm tinnhac.com ngày hôm nay để không bỏ lỡ những tin tức âm nhạc chuyên sâu và hấp dẫn nhất!

Trong mắt trang Billboard, những bìa album này được xem là ‘đỉnh của đỉnh’

Đây là danh sách 10 bìa album được đánh giá là nghệ thuật nhất của trang Billboard. Bạn thích bìa album nào nhất?

“The Velvet Underground & Nico” (1967)

“The Velvet Underground & Nico” (1967)

Hình ảnh quả chuối – một sản phẩm sáng tạo của Andy Warhol -  với hướng dẫn " hãy lau nhẹ và ngắm nhìn" là một vỏ bìa album tuyệt vời. Tuy nhiên, phiên bản ban đầu thực ra là một quả chuối đang bị bóc vỏ, bên trong có màu thịt. Đây được xem là sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật, âm nhạc và óc hài hước.

The Beatles, “Abbey Road” (1969)

The Beatles, “Abbey Road” (1969)

Có bất kỳ bìa album nào khác trong danh sách này luôn có người nghe lại không? Chắc chắn là The Beatles với album “Abbey Road”. Đây là một minh chứng cho ấn tượng lâu dài của bức ảnh băng qua đường phố mà hàng trăm người hâm mộ cover lại mỗi ngày bên ngoài Abbey Road Studios. Một điều đáng chú ý nữa: đây là bìa album đầu tiên của ban nhạc The Beatles không có tên hoặc tiêu đề album của họ.

Patti Smith, “Horses” (1975)

Patti Smith, “Horses” (1975)

Bên cạnh những lời ca nhịp nhàng của Patti Smith cùng những giai điệu pha trộn giữa punk rock, bìa của “Horses” là một kiệt tác thị giác. Được chụp bởi người bạn thân và nghệ sĩ Robert Mapplethorpe, bức ảnh của Patti Smith đã được nhà phê bình Camille Paglia coi là một trong những bức ảnh đẹp nhất của người phụ nữ.

The Notorious B.I.G., “Ready to Die” (1994)

The Notorious B.I.G., “Ready to Die” (1994)

Sự ngây thơ của một nam nghệ sĩ có kích cỡ của đứa trẻ trên bìa album đầu tay mang tên “Ready To Die” rất mâu thuẫn với nội dung bên trong. Nhưng đó là một điểm đang chú ý và có chủ đích: album bắt nguồn từ cuộc đời của anh từ đầu đến cuối. Nam nghệ sĩ sử dụng sự ngây thơ của một đứa trẻ để minh họa cho một thế giới tàn nhẫn tàn bạo đối với tâm hồn con người.

Led Zeppelin, “Led Zeppelin” (1969)

Led Zeppelin, “Led Zeppelin” (1969)

Bằng cách nào đó, hình ảnh của một chiếc khinh khí cầu đang bốc cháy trước khi rơi xuống mặt đất, kết thúc hàng chục mạng sống là màn giới thiệu hoàn hảo cho Led Zeppelin. Cho dù bạn xem nó như là một dấu hiệu cho sự bùng nổ âm nhạc, hoặc là chiến thuật quảng cáo gây sốc vô cảm lợi dụng thảm hoạ thực tế, việc dựng hình đen trắng của thảm họa Hinderburg đã trở thành những hình ảnh không thể xóa nhòa trong làng nhạc hard rock.

Pink Floyd, “Dark Side of the Moon” (1973)

Pink Floyd, “Dark Side of the Moon” (1973)

Nghệ thuật đơn giản này nói rất nhiều điều. Ánh sáng đi xuyên qua lăng kính và đi ra như cầu vồng nhằm ngụ ý sứ mệnh của ban nhạc, miêu tả cả lời bài hát của album. Trào lưu xây dựng hình ảnh tối giản trên đạt được hiệu quả thị giác cao, vừa đậm tính nghệ thuật.

Nirvana, “Nevermind” (1991)

Nirvana, “Nevermind” (1991)

Một trong những bìa album nổi tiếng nhất mọi thời đại là một em bé trần truồng dưới nước đang vươn tới một đồng đô la. Đó là một tuyên bố đáng buồn về những giá trị mà xã hội chúng ta dành cho tuổi trẻ của chính mình. Ngắn gọn, sâu sắc, nó nhanh chóng khiến khán giả mãn nhãn về hiệu ứng thị giác và ý nghĩa của album.

Cyndi Lauper, “She"s So Unusual” (1983)

Cyndi Lauper, “She

Cyndi Lauper đã thông báo với thế giới rằng "Girls Just Want To Fun" trong lần ra mắt năm 1983 của cô, và bìa album trên đã khẳng định điều đó.Được chụp bởi Annie Leibovitz trước một viện bảo tàng sáp ở Coney Island, tạo dáng lạ kì của nhân vật nữ khiến cho công chúng tò mò. Đây cũng là thông điệp yêu bản thân mãnh liệt mà nữ ca sĩ muốn gửi gắm.

Public Enemy, “Fear of a Black Planet” (1990)

Public Enemy, “Fear of a Black Planet” (1990)

Với một thiết kế mang phong cách hậu tận thế và tương lai, album nhanh chóng khiến khán giả phải nhìn chăm chú vào đó khi có hành tinh đen đang ở gần Trái Đất. Sự sáng tạo của người thiết kế đã đưa bìa album này vào bất tử.

Elvis Presley, “Elvis Presley” (1956)

Elvis Presley, “Elvis Presley” (1956)

Theo như lời tạp chí Rolling Stone đã viết "chính Elvis là người biến rock "n" roll thành ngôn ngữ quốc tế của pop. Còn một bộ phim tài liệu của PBS miêu tả Presley là “một gã khổng lồ của nền âm nhạc Mỹ thế kỉ 20, người đã có đóng góp rất lớn trong việc làm thay đổi nền âm nhạc cũng như văn hóa giữa thập niên 50". Những album, bước nhảy, thái độ và trang phục của ông được coi là hiện thân của thể loại rock and roll.