Chào mừng bạn ghé thăm tinnhac.com từ google. Tinnhac.comtrang thông tin âm nhạc hàng đầu Việt Nam. Trải nghiệm tinnhac.com ngày hôm nay để không bỏ lỡ những tin tức âm nhạc chuyên sâu và hấp dẫn nhất!

Tài năng nhí gồng mình hát nhạc người lớn: Vì đâu nên nỗi?

Những tranh luận về chuyện trẻ em gồng mình hát những ca khúc của người lớn thì chưa bao hết “hot”.

Sự nổi lên của nhiều chương trình thực tế dành cho trẻ em khiến công chúng nhận ra rằng dường như chưa có một chương trình nào thật sự phù hợp với các em. Bởi vì chúng làm cho những tài năng nhí “già” hơn khi cố gắng hát những bài hát khó nhằn của người lớn.

Nói về những cuộc thi hát dành cho trẻ em đầu tiên tại Việt Nam phải kể đến Giọng hát Việt nhí, ngay mùa 1 đã gây được tiếng vang nhưng cũng không ít tranh cãi xoay quanh việc các thí sinh ép mình gằng giọng hát những ca khúc thời thượng hay cố gắng hát tròn vành rõ chữ những bản hit quốc mà chưa chắc các em hiểu lời. Rồi sau đó, đến Gương mặt thân quen nhí, Thần tượng âm nhạc nhí cũng không thiếu những trường hợp như thế. Mùa đầu tiên bị chỉ trích nhưng có lẽ những mùa sau không cải thiện được mấy. Gần đây nhất, The Voice Kids 2016, người ta lại bắt gặp những cô bé, cậu bé gồng hết cả gân cổ hát những ca khúc mà người lớn cũng phải sợ đôi phần. Điều này có thể gây ấn tượng mạnh với khán giả nhưng chắc phụ huynh cũng lo sốt vó khi thấy con em mình như thế.

phương mỹ chi chờ người

Chị 7 đã biết "yêu" khi còn là học sinh cấp 2

Mới đây, việc Phương Mỹ Chi hát nhạc Bolero cùng với “người tình” Trung Quang gây tranh cãi không ít. Chuyện tình chàng 18 nàng 13 khiến dư luận dậy sóng vì mọi người ngỡ ngàng khi chị Bảy hát nhạc yêu đương với độ tuổi còn quá nhỏ. Nhiều khán giả trung thành bênh vực Phương Mỹ Chi, họ cho rằng cô bé phải hát những ca khúc người lớn vì hiện đang quá khan hiếm những bài hát phù hợp với lứa tuổi của mình.

Nhắc lại hơn 10 năm trước, làng nhạc Việt cũng từng sản sinh ra nhiều "thần đồng âm nhạc" như bé Châu, bé Lon Ton, điểm chung của các bé là dù nhỏ tuổi nhưng "xõa" hết mình với những ca khúc người lớn. Nổi đình đám thời đó nhưng là trường hợp “sớm nở tối tàn”, sản phẩm âm nhạc của các “thần đồng” này chẳng được mấy khán giả đón nhận và phải lặn biệt tăm.

trẻ con hát nhạc người lớn

Bắt chước người lớn, các em được gì?

Điều này cho thấy tranh cãi về vấn đề thiếu nhi hát nhạc người lớn đã có từ lâu và kéo dài gần như không có hồi kết. Không ít khán giả phản đối nhưng tại sao đến tận bây giờ nhiều thí sinh nhí vẫn gân cổ lên hát những bài hát chẳng phù hợp với mình? Xuất hiện trên sóng truyền hình với những bài bolero nói về tình yêu sướt mướt hay nhạc opera với yêu cầu kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, chẳng phải tất cả những điều đó là do người lớn định hướng sao.

Một nguyên nhân khác đáng lo ngại hơn là ban giám khảo, huấn luyện viên các cuộc thi này. Khi chứng kiến các em hát nhạc người lớn, các vị vẫn thản nhiên khen những lời có cánh như “con là tài năng hiếm có”, “một viên ngọc quý” hay “cô chú còn không thể làm được như con”…Khán giả nghe lọt tai chứ tuy nhiên có ai nghĩ rằng những lời nó đó tác động đến các bé như thế nào không? Tung hứng quá cao đồng nghĩa các em nghĩ rằng mình đúng và đôi khi còn ngộ nhận rằng dự thi với những bài hát người lớn mới là đẳng cấp.

Không hề có một thí sinh nhí nào tham gia tranh tài với ca khúc thiếu nhi chẳng hạn như “Bắc kim thang”, “Chú ếch con” hay “Con cò bé bé”... Tại sao như thế? Đơn giản là vì các em áp lực với những lời tung hô trước đó, trong suy nghĩ của những thí sinh nhí thì hát những ca khúc "trẻ con" này sẽ trượt.

thanh bùi từ chối ngồi ghế nóng gameshow nhí

Thanh Bùi từ chối ghế nóng gameshow nhí, tại sao?

Trách gì được các em bởi vì “trẻ em không có lỗi, lỗi tại người lớn”. Ban tổ chức chương trình chỉ muốn đề cao yếu tố giải trí chứ không quan tâm đến ý nghĩa thực sự của một sân chơi cho trẻ con. Đồng thời ban giám khảo hay chính gia đình cũng góp phần không nhỏ đẩy các em vào những trận tranh cãi như thế. Nghệ sĩ Thanh Bùi từng bức xúc về vấn đề ban tổ chức quá lạm dụng các thí sinh nhí khi ngồi ghế nóng The Voice Kids, anh cho rằng chẳng có cuộc thi nào đề cao sự phát triển cộng đồng đúng nghĩa và tuyên bố không tham gia bất cứ cuộc thi tìm kiếm tài năng nhí nào nữa vì suy cho cùng trẻ em cũng chỉ là đối tượng mua vua cho người lớn.

Nghĩ lại xem số phận các em sẽ ra sao khi được định hướng hát những bài hát “quá tuổi” trong những gameshow gần đây? Có còn được tung hô hay chịu sức ép dư luận đến mức rút lui khỏi showbiz.

DT tổng hợp