[Article] H.O.T. - 20 năm cho giới trẻ -
Lời dẫn: Bài viết gốc được viết vào năm 2006, kỉ niệm 10 năm của H.O.T. với tiêu đề “H.O.T. - 10 năm cho giới trẻ”. Và hôm nay, chúng ta đã đi được tới chặng đường 10 năm thứ 2, 4everhotvn xin phép được đặt thành tiêu đề “H.O.T. - 20 năm cho giới trẻ”. Một bài viết rất đáng đọc!
Written by: 강명석 대중음악평론가 (주간동아)
Kang Myun Suk, a mainstream music critic (Joo-Kan-Dong-Ah)
Translation credits: elisa*@soompi / elisa@DTH
Vietnamese translator: Kieru @ ChotiVN | http://flywith-chotivn.livejournal.com/
Bước qua những lời phê bình rằng chỉ là "những con rối ngành giải trí", tiếp tục thành công trong lòng giới trẻ - và cuối cùng đã trở thành ngôi sao.
"Rốt cuộc sẽ tồn tại bao lâu? Chúng chỉ là những con rối của công ty giải trí..."
Một nhà phê bình âm nhạc đã nói như thế vào khoảng những năm cuối thập niên 90, khi H.O.T. đang ở đỉnh cao của danh vọng. 10 năm đã trôi qua. Giờ đây người phát ngôn ngày ấy đang nghĩ gì? Trong các show Xman (SBS) hay Happy Together (KBS), KangTa và Tony vẫn bước ra.
10 năm kể từ lần đầu tiên ra mắt đến giờ, H.O.T. vẫn nhận được sự lưu tâm và trọng vọng trong làng âm nhạc Hàn Quốc. Cái tên H.O.T. được nhắc đi nhắc lại vô số lần bởi hai thành viên của họ đang xuất hiện ở cùng một chương trình. Bên cạnh đó, nhiều ca sĩ đã thành danh thừa nhận họ đã từng là fan H.O.T..
Làm cách nào mà H.O.T. cũng như các cựu thành viên, những idol stars, lại có thể tồn tại lâu đến thế trong K-showbiz? Phải thừa nhận rằng, từ khi H.O.T. xuất hiện, khuynh hướng âm nhạc của đất nước Củ Sâm đã có sự thay đổi. Thật ra thì người đã định hướng cho nền âm nhạc Hàn Quốc trước H.O.T. ra mắt chính là những thành viên của SeoTaji & Boys. Tác động của SeoTaji & Boys lên nền âm nhạc Hàn Quốc đã thay đổi dòng chảy của âm nhạc, từ Teu-lo-teu (nhạc dân tộc của Hàn) và ballad bằng rap và dance. Không chỉ vậy, họ đã cho mọi người thấy một chu trình đào tạo, quản lý ngôi sao hoàn toàn mới lúc bấy giờ.
Từ việc tuyển thành viên đến chọn ca khúc, thu hút thế hệ thanh thiếu niên – "lập tức hoàn thành mục tiêu".

Trong những năm 80, khái niệm ca sĩ chỉ đi kèm với âm nhạc. Việc bán các bản thu âm, xuất hiện trên TV và concert là cách duy nhất để ca sĩ tiếp thị bản thân với khán thính giả. Thu nhập của họ đến từ việc bán album và vé concert. Tuy nhiên, Seotaji & Boys thì khác. Họ kết thúc tất cả hoạt động của album cũ để tập trung sản xuất album mới, cách làm này gây sự tò mò từ phía công chúng. Bên cạnh đó, họ còn thường phát biểu về thông điệp chuyển tải từ mỗi album, vũ đạo và trang phục mọi lúc.
Ấn tượng hơn, họ đã chứng minh rằng ca sĩ không chỉ là biểu tượng âm nhạc mà còn có thể lấn sân qua lĩnh vực văn hoá. Lần đầu tiên tại Hàn Quốc, Seotaji & Boys đã tuyên truyền cho các hoạt động văn hoá thông qua âm nhạc, vũ đạo và cả phong cách thời trang. Fan không chỉ nghe nhạc thôi, họ còn muốn thấu hiểu toàn bộ thông điệp mà đối tượng mình yêu thích chuyển tải, nên đã gây được sự tò mò cho tất cả mọi người. Và rồi, fan bắt đầu theo đuổi trào lưu về thần tượng.
Thêm nữa, ngay từ đầu, con đường của họ đã được xác định để trở thành những "Idol stars". Mà giới trẻ thời bấy giờ, vốn được gọi là "thế hệ phản công", lại càng chứng tỏ sức tiêu thụ mạnh hơn bất cứ thế hệ nào trước đó. Khi Seotaji & Boys xuất hiện trong áo quần hip hop, thời trang hip hop trở thành trào lưu, và khi họ mặc trang phục trượt tuyết, những bộ đồ này lại là xu hướng mới. Hiện tượng chưa từng xảy ra trước đây này cho thấy rằng ca sĩ có khả năng chi phối cả một thế hệ bằng nhiều cách, trên nhiều phương diện, không chỉ qua việc bán các bản thu âm. Bắt đầu từ đây, nghệ sĩ nổi tiếng có thu nhập cao hơn nhờ các hoạt động quảng cáo. Họ thường xuất hiện trong nhiều chương trình cuối tuần phục vụ giới trẻ.
Vào năm 1996, H.O.T. ra mắt sau khi Seotaji & Boys đã giã từ sân khấu. SM vốn hiểu cơ cấu quy trình đào tạo ngôi sao này rất rõ. Nếu Seotaji & Boys cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường âm nhạc dựa trên nền tảng là các đối tượng thanh thiếu niên, thì nay đến lượt H.O.T. tổ chức lại toàn bộ mô hình, hệ thống thần tượng. SM đã tạo ra H.O.T. để đáp ứng mọi sở thích của teens. KangTa, Moon Hee Jun, Jang Woo Hyuk, Tony An, Lee Jae Won... mỗi thành viên mỗi cá tính khác nhau. Đầu tiên, H.O.T. ra mắt bằng ca khúc "Warrious Descendant" mang tính chất nổi loạn, chống đối nạn bạo lực học đường, nhưng ngay sau đó lại xuất hiện với hình ảnh nhí nhảnh, dễ thương của "Candy", nhằm thu hút fan teens bằng hình tượng gần gũi, thân thiệt, đặc biệt là fan nữ, để họ dần xem các thành viên như mẫu hình người bạn trai lý tưởng.
Ngay từ khi bắt đầu triển khai, chiến lược của SM đã gặt hái thành công đáng kể. Điều mà giới trẻ cần không chỉ là một band trình diễn loại nhạc gần giống với Seotaji & Boys. Họ muốn một nhóm nhạc mà bản thân có thể yêu thích một cách toàn diện và phải có khả năng đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển tư tưởng văn hoá cho cả thế hệ. Đúng như SM chờ đợi, teen fans tiêu thụ mạnh mẽ các mặt hàng dán nhãn H.O.T.. Những chàng trai này không chỉ chiếm lĩnh thị trường âm nhạc, ngay cả các loại bánh, nước giải khát có tên họ cũng trở thành nguồn cung ứng được ưa chuộng cho các trường học. Fanfiction về H.O.T. thật sự bùng nổ, thậm chí còn được yêu thích hơn cả các tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn được xuất bản chính quy. Bên cạnh đó, SM cũng đem mô hình fanclub của Seotaji & Boys biến đổi lại và đặt nó dưới sự kiểm soát của công ty để tiếp tục thu một khoản lợi lớn.
Mặc dù chỉ có ý định nhắm vào đối tượng thanh thiếu niên nhưng chiến lược đầy tính thương mại và kinh doanh nhạc của SM cũng không thể nào tránh khỏi búa rìu dư luận. Người ta cho rằng "Line up" – ca khúc chủ đề album 3rd của H.O.T. – là sản phẩm đạo từ bài "Killing the name" của nhóm Rise Against the machine, lời cáo buộc này bỗng trở thành sai phạm vĩnh viễn. Trong khi ít ra âm nhạc của Seotaji & Boys cũng nhận được đánh giá tích cực, thì với nhiều người, H.O.T. vẫn chỉ là công cụ ngành giải trí. Điều này sẽ còn tệ hơn nữa nếu fans cảm thấy không còn lý do gì để yêu mến họ nữa. Tuy nhiên trên thực tế, từ "Candy" (1st album) cho đến "Iyah" (4th album), họ luôn đạt đến con số 1 triệu bản. Thêm nữa, H.O.T. còn nổi tiếng đến độ fanmeeting được tổ chức tại svđ Olympic. Và mặc dù gặt hái nhiều thành công lớn lao, những tác động từ âm nhạc của H.O.T. vẫn không được số đông công nhận.
Tuy nhiên, H.O.T. cũng không phải một đối tượng chỉ có thể phán xét về mặt âm nhạc. Mặc dù khởi nguồn vốn là ý định của công ty, nhưng rốt cuộc những thông điệp và âm nhạc mà H.O.T. mang lại đã thực sự gây ảnh hưởng, để lại ấn tượng sâu sắc đến khó tin trong lòng giới trẻ. Từ H.O.T., teens học cách yêu mến một ca sĩ. Thông qua internet, fans lập web, viết fanfiction về H.O.T.. Đối với họ, H.O.T. không chỉ là một nhóm nhạc, mà hơn thế nữa, họ đã trở thành nếp sống.
Ngay cả khi lớp người lớn hay các 'nhà phê bình' chỉ trích thế nào về H.O.T., fans cũng không hề nghĩ đến việc sẽ 'bỏ rơi' thần tượng. Thậm chí, họ còn sẵn sàng thách thức và đấu tranh với cả thế giới. Bỏ lại phía sau những khía cạnh đúng sai, thật ngạc nhiên, họ đã tạo thành một cộng đồng lớn có sự gắn kết chặt chẽ luôn nỗ lực cùng chống đỡ những khó khăn mà H.O.T. phải trải qua. Và mỗi động thái của cộng đồng H.O.T.'s fan lại trở thành bước tiến của thế hệ cũng như sự trưởng thành lớp thanh thiếu niên của cả một thời đại.
Giờ đây, sau 10 năm, với fans, H.O.T. gần như các thành viên trong đại gia đình hơn là những ca sĩ nổi danh. Họ dõi theo từng bước chân của KangTa - cậu học sinh trung học 10 năm trước vẫn còn tập tành sáng tác giờ đã trở thành một nhạc sĩ sáng tác không mệt mỏi và một nhà sản xuất tài năng. Cũng trong 10 năm qua, họ nhìn thấy Tony An, một câu trai vừa nhảy vừa hát "Candy" ngày nào giờ đã là giám đốc một công ty giải trí và một công ty thời trang thành công với hơn 1000 nhân viên.
Lý do H.O.T. hay G.O.D được yêu mến nhiều đến thế không chỉ vì hát hay hay nhảy đẹp. Với fans, nhóm nhạc thần tượng luôn gắn liền với thời niên thiếu của họ, những ký ức tốt đẹp ấy ở mãi trong lòng fans cho đến khi họ đến ngưỡng tuổi 20. Trên cơ sở đó, các ngôi sao thần tượng dễ mở rộng phạm vi hoạt động trên nhiều lĩnh vực hơn ca sĩ bình thường. Giống như Tony An, họ có thể trở thành doanh nhân hoặc làm MC.
Mặc dù không thể so sánh với mức độ nổi tiếng lúc vẫn còn là thành viên của nhóm nhạc huyền thoại, Tony An và KangTa vẫn được chào đón ở các chương trình khác. Từ lúc ra mắt năm 1996 đến sự tan rã năm 2001, cả khi 5 người đều có sự nghiệp riêng về sau... khoảng thời gian 10 năm trôi qua này là bằng chứng cho thấy rằng ca sĩ thần tượng có thể tồn tại lâu hơn cả một nhạc sĩ chỉ chuyên về âm nhạc.
Trong những năm cuối thập niên 90, giai đoạn bùng nổ thần tượng ngôi sao như H.O.T., nhiều người cảm thấy cuộc đời ca hát của họ sẽ chẳng kéo dài được lâu, bởi vì họ là những đứa con của ngành công nghiệp giải trí. Dù sao đi nữa, thị trường ngôi sao ngày ấy cũng đã trở thành một phần tất yếu của thị trường âm nhạc và tồn tại cho tới bây giờ. Điều này có thể xác nhận khi nhìn vào những nhóm nhạc như DBSG hay SS501.
Đơn cử với trường hợp Super Junior của SM hầu như có rất ít hoạt động về lĩnh vực âm nhạc. Họ xuất hiện lia chia trên các chương trình tuyền hình để thu hút sự chú ý và tình cảm của fans và thậm chí, trước khi ra mắt, các thành viên cũng đã đựơc kiến lập hình tượng trên mạng internet.
Hình thức hoạt động này đã dần trở thành phương thức chung trong ngành giải trí. Giờ đây, không chỉ ca sĩ mà những nhân vật khác thuộc K-showbiz đều quảng bá hình ảnh riêng theo cách như vậy. Bên canh đó, những người nổi tiếng như HyunYoung cũng xây dựng hình tượng bằng việc tham gia nhiều show truyền hình và thu lợi nhuận từ việc tham gia các drama hay phát hành digital single albums.
Người đã từng gọi H.O.T. là "con rối ngành giải trí" hẳn phải thấy buồn hay thất vọng vì những gì đang diễn ra trong hiện tại. Dù sao đi nữa, sau H.O.T. thì công chúng không chỉ yêu thích các ca sĩ đơn thuần về lĩnh vực âm nhạc nữa. Giờ đây, âm nhạc và công nghiệp giải trí đã trở thành một thị trường đang nóng sốt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của công chúng, và xây dựng tượng đài ngôi sao dựa trên nền tảng người hâm mộ.
Và khởi nguồn của tất cả những điều ấy, H.O.T. chính là một món quà kỳ diệu.
