Drama của Taylor Swift với hãng đĩa chỉ là một trong… tỷ chiêu trò của ngành công nghiệp thu âm!
Trong ngành công nghiệp âm nhạc thế giới, mâu thuẫn giữa nghệ sĩ và hãng đĩa là nhiều vô kể. Hãy cùng điểm lại một số scandal, mâu thuẫn của sao US-UK với công ty thu âm.
Toni Braxton và LaFace Records
Sau hai album thành công, 20 triệu bản được bán ra giành được một số giải thưởng nhất định, Toni Braxton đã nộp đơn xin phá sản và gây sốc cho tất cả người hâm mộ của mình. Sau thông báo, giới truyền thông (và đặc biệt là Oprah) đã nhanh chóng đổ lỗi cho thói quen chi tiêu của Toni Braxton, nhưng Toni đã nói thẳng với mọi người khi cô tiết lộ rằng những tai ương tài chính của cô thực sự là kết quả của một hợp đồng tồi tệ mà cô đã ký với LaFace Records liên quan đến việc hãng đĩa này buộc Toni ở lại, và ép cô vào những điều khoản vô lý mà Toni phải chịu đựng.
Kelly Clarkson với hãng đĩa RCA
Sau thành công của album Breakaway, Kelly rất muốn phát hành một album tự kỷ và thiên về rock hơn một chút nhưng RCA đã phủi tay trước lời đề nghị của cô. Cuộc tranh cãi giữa họ đã kéo dài rất lâu và RCA đồng ý để Kelly phát hành My December gồm các sáng tác theo ý của cô. Tuy nhiên, hãng đĩa đã liên tục mua các đài phát thanh hạn chế việc phát ca khúc trong album này của Kelly. Không được hỗ trợ doanh thu, album này đã không thành công.
Rất may, Kelly Clarkson đã tìm cách thoát khỏi ách thống trị của hãng đĩa này.
Paul McCartney và ATV Music Publishing
Việc giành bản quyền bài hát không phải chỉ đến Taylor Swift mới xảy ra. Một trong những nhân vật trước đó chính là Paul McCartney và công ty dưới thời quản lý của Michael Jackson. Michael mua lại công ty ATV Music - đơn vị xuất bản các ca khúc của Beatles – với giá chỉ 47,5 triệu USD. Sau này, Paul muốn mua lại những ca khúc của mình nhưng không thành công. Từ đó, mối quan hệ của hai ngôi sao một thời đã không thể giữ được.
Sau này, Paul đã lấy được bản quyền của một số ca khúc do ông sáng tác. Tuy nhiên, việc này chỉ thực hiện được trong phạm vi nước Mỹ, còn thế giới vẫn do ATV làm chủ.
Kesha và hợp đồng nô lệ
Dĩ nhiên, trong danh sách này không thể thiếu Kesha và phi vụ đình đám tốn giấy mực khi cô bị lạm dụng tình dục bởi Dr.Luke.
Hợp đồng giao kết thương mại giữa Kesha và Dr. Luke về việc cô phải thu âm độc quyền cho SME chặt chẽ đến nỗi tòa đã xử Kesha thua kiện và phải tiếp tục nghĩa vụ hợp đồng. Kesha đã khóc hết nước mắt và tố cáo Luke cưỡng hiếp, ép cô dùng ma túy, thao túng cô trong suốt cả 10 năm qua mà cô phải chịu đựng.
Prince từng chỉ trích ngành thu âm
Không nhắm vào đối tượng cụ thể nào, nhưng Prince được xem là gương mặt đánh trực tiếp vào ngành công nghiệp thu âm hiện tại. "Các hợp đồng thu âm giống như biểu tượng của chế độ nô lệ" - nam ca sỹ bày tỏ - “Tôi sẽ khuyên các nghệ sỹ trẻ rằng ... đừng nên ký vào chúng". Prince đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các nghệ sĩ phải cố gắng giành được quyền kiểm soát doanh thu các sản phẩm của mình càng nhiều càng tốt.
Taylor Swift và hãng đĩa cũ
Taylor Swift đã chia sẻ khá nhiều về công ty cũ trong ngày hôm nay: “Trong nhiều năm qua tôi đã yêu cầu, cầu xin một cơ hội nhỏ nhoi để có thể làm chủ sản phẩm của mình. Thay vào đó, tôi phải kí tiếp hợp đồng với Big Machine Records và cứ mỗi album tôi nắm quyền thì sẽ lại một album nữa nằm dưới tay họ", Swift giải thích.
Rõ ràng, đằng sau ánh hào quang, mọi chuyện không ngọt ngào như vậy.
Tin về nghệ sỹ Paul McCartney

Tin nổi bật trong ngày
-
Nếu không muốn mất hình tượng thì fan chỉ nên nghe những sao này hát chứ đừng tìm hiểu đời sống riêng tư
-
Vật dụng thần thánh giúp các idol nữ Kpop tránh hớ hênh nhưng lại không được mỹ nhân Việt trưng dụng
-
Đi tìm MV sử dụng nhiều diễn viên quần chúng nhất Vpop: Noo Phước Thịnh cần đến 200 người vẫn chưa phải con số 'khủng' nhất