Chào mừng bạn ghé thăm tinnhac.com từ google. Tinnhac.comtrang thông tin âm nhạc hàng đầu Việt Nam. Trải nghiệm tinnhac.com ngày hôm nay để không bỏ lỡ những tin tức âm nhạc chuyên sâu và hấp dẫn nhất!

Chuỗi ngày đáng thương của nạn nhân vụ drama 'trà xanh' Tùng - Tú vẫn chưa kết thúc, đến bao giờ antifan Việt mới thật sự văn minh?

Cho đến khi antifan phân biệt rạch ròi được đời tư người nghệ sĩ và sản phẩm âm nhạc, MV của Táo vẫn sẽ phải hứng chịu cơn phẫn nộ từ họ.

Không liên quan đến ồn ào "trà xanh" giữa Sơn Tùng M-TP, Thiều Bảo Trâm và Hải Tú, thế nhưng chỉ vì mời Hải Tú làm nữ chính mà MV "Blue Tequila" đã bị netizen kéo đến dislike ầm ầm. Tính đến ngày 22/1, MV này đã phải nhận về 2,600 lượt dislike, chưa đầy 24h sau còn tăng lên 8,500 dislike - cao hơn rất nhiều so với con số ban đầu - khi mà drama tình cảm của Tùng chưa nổ ra. Đáng nói, trước khi có ồn ào, rất nhiều người đã dành lời khen cho khả năng diễn xuất và sắc đẹp của Hải Tú thì giờ đây phản ứng của công chúng đã thay đổi hoàn toàn.

Đây mới là MV chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau ồn ào tình cảm của Tùng - Trâm - Tú

Suốt những ngày sau đó, mặc các fan của Táo ra sức khuyên can antifan Tùng - Tú hãy là khán giả văn minh, là một người nghe nhạc lịch sự chứ không nên hùa theo đám đông công kích vô tội vạ, thế nhưng lượng dislike của MV "Blue Tequila" vẫn không ngừng tăng. Tính đến thời điểm hiện tại, lượt dislike phía dưới MV đã chiếm gần 1/10 so với lượt like trong khi thời điểm trước drama, số lượt dislike luôn duy trì ở mức dưới 1 nghìn. Số lượt dislike tăng vọt theo chiều thẳng đứng tuyệt đại đa số đều đến từ lượng fan lẫn antifan của Sơn Tùng, những người cho rằng Hải Tú là người đã "cướp" Sơn Tùng từ Thiều Bảo Trâm. Cuối cùng, để ngăn chặn những bình luận ác ý hướng đến nữ chính trong MV, kênh Youtube chủ quản của "Blue Tequila" đã phải cho tính năng bình luận phía bên dưới.

MV của Táo đã phải tắt tính năng bình luận vì sự quá khích của antifan 1

MV của Táo đã phải tắt tính năng bình luận vì sự quá khích của antifan

Ở các quốc gia có bề dày phát triển văn hóa hơn, khi một tác phẩm nghệ thuật được ra đời người ta sẽ nhìn nhận tác phẩm đó, đánh giá những tác phẩm ấy theo từng cách chi tiết và tỉ mỉ. Với một người nghệ sĩ của phương Tây hay thậm chí là một số quốc gia phương Đông, dù là đường phố, dù là "xướng ca vô loài" thì cũng được người ta kính trọng và sẵn sàng tán dương khi được thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Một nghệ sĩ, dù có "tai tiếng" tình yêu như Picasso, hay một John Lennon bạo hành vợ thì những tác phẩm của họ đều được đón nhận rộng rãi, và được đánh giá trong phạm vi của tác phẩm đó. Điều đó đến từ sự phân biệt rạch ròi giữa đời tư của một người nghệ sĩ với các sản phẩm nghệ thuật của họ. 

Nhưng ở Việt Nam thì sao? Scandal, một tác phẩm bị tẩy chay. Scandal, thêm một tác phẩm nữa bị tẩy chay. Cá biệt hơn rằng các tác phẩm chỉ cần có liên quan chút ít, không trực tiếp liên hệ tới những tai tiếng, cũng bị ảnh hưởng. MV được Táo nghiêm túc đầu tư chính là nạn nhân điển hình. 

Hành động thả dislike, tẩy chay các sản phẩm có Hải Tú tham gia không những chẳng khiến netizen trở nên "chính nghĩa" hơn mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới các nghệ sĩ khác. Họ lao động, sáng tạo chỉ với mong muốn mang đến cho khán giả những sản phẩm nghệ thuật giá trị nhất. Liệu có đáng không nếu họ phải hứng chịu cơn phẫn nộ "từ trên trời rơi xuống"?

Ngược lại gần đây, trận beef giữa Rhymastic và Torai9 cũng là một minh chứng quá rõ ràng. Người Việt chấm nhạc không công tâm, chỉ cần biết rằng có Rhymastic, là fan anh Thiện thì tự khắc bên kia là người sai. Song lật lại vấn đề, chính Rhymastic là người đã tỏ thái độ thiếu tôn trọng với Torai9, một nhân vật quan trọng trong Việt Rap. Vậy mà, Torai9 bị công kích, tẩy chay, thậm chí còn ảnh hưởng tới kinh doanh cá nhân. Để rồi sau tất cả âm nhạc của người Việt chỉ còn là một làng Vũ Đại thứ hai, nơi "Quần ngư tranh thực" với "thực" là fame và fan chứ không phải là hai chữ "chất lượng".

antifan công kích Torai9

Antifan Việt dường như chưa phân biệt được rạch ròi giữa đời tư người nghệ sĩ với các sản phẩm nghệ thuật nên họ mới gây sức ép đến hoạt động kinh doanh của Torai9 khiến anh phải nhận thua trong trận "thư hùng" với Rhymastic

Khán giả họ có quyền tẩy chay những văn hóa phẩm độc hại, phản cảm, hoặc cô lập một cá nhân vi phạm đạo đức, pháp luật vẫn cố chấp hoạt động nghệ thuật. Thế nhưng, động chạm đến cả những sản phẩm không liên quan thì đó không còn là văn minh mà chuyển sang "toxic" rồi. Lúc này, thay vì dùng lý trí để phản ứng, để phân biệt rạch ròi, họ lại hùa theo đám đông, đánh đồng tất cả, biến một người đứng ngoài cuộc như Táo trở thành nạn nhân. Thử hỏi với tinh thần ấy, nhạc Việt bao giờ mới "vươn tầm quốc tế"? Nghệ sĩ liệu còn dám sáng tạo, dám hợp tác với những "nàng thơ"?