Chào mừng bạn ghé thăm tinnhac.com từ google. Tinnhac.comtrang thông tin âm nhạc hàng đầu Việt Nam. Trải nghiệm tinnhac.com ngày hôm nay để không bỏ lỡ những tin tức âm nhạc chuyên sâu và hấp dẫn nhất!

5 vụ đạo nhạc này đã khiến toàn thế giới chấn động một thời gian dài!

Trong thời điểm hiện tại, rất nhiều vụ đạo nhạc đình đám được phát hiện hoặc các nghệ sĩ tố cáo nhau. Sau đây là 5 vụ đạo nhạc khiến toàn thế giới chấn động.

Solomon Linda

Chúng ta thường nghĩ rằng đạo nhạc là đánh cắp ý tưởng. Thực tế, nó còn liên quan đến bản quyền ca khúc khi sử dụng với mục đích thương mại. Solomon Linda là một ví dụ cụ thể.

Solomon Linda, là một nhạc sĩ, ca sĩ và nhà soạn nhạc người Nam Phi được biết đến nhiều nhất với tư cách là nhạc sĩ của bài hát "Mbube", sau này trở  thành ca khúc phổ biến mang tên "The Lion Sleeps Tonight". Mặc dù rất nổi tiếng với ca khúc trên,  Linda đã chết trong nghèo đói vào năm 1962 vì suy thận.

Vào tháng 2 năm 2006, người thừa kế của Linda đã đạt được một thỏa thuận hợp pháp với công ty Abilene Music, có các bản quyền âm nhạc trên toàn thế giới và đã cấp phép bài hát của Linda cho Disney. Người thừa kế của Linda sẽ nhận được khoản thanh toán cho việc sử dụng “Lion Lion Sleeps Tonight” trong quá khứ và quyền hưởng nhuận bút trong tương lai từ việc sử dụng ca khúc này trên toàn thế giới. Solomon Linda được công nhận là một đồng biên soạn của “The Lion Sleeps Tonight”.

Ed Sheeran

Nam ca sĩ Ed Sheeran đã bị cáo buộc ăn cắp ý tưởng để sáng tác ca khúc “Photograph”. Richard Busch, luật sư đại diện cho nhạc sĩ Martin Harrington, Thomas Leonard và công ty HoloSongs đã đệ đơn kiện lên tòa án Los Angeles, đòi bồi thường 20 triệu đô la và tố cáo giai điệu “Photograph” có nhiều điểm tương đồng với ca khúc “Amazing” mà quán quân X Factor, Matt Cardle phát hành vào năm 2012.

Giai điệu bài “Photograph” được cho là có tới 39 nốt nhạc giống hệt với “Amazing” từ cao độ, nhịp điệu, độ ngân và cách luyến láy. Đặc biệt, đoạn điệp khúc của hai bài hát tương đồng nhau tới 70%. Tuy nhiên, Ed Sheeran được xem là thắng vụ kiện và chỉ phải bồi thường một ít gọi là phí hầu tòa.

The Beatles

John Lennon sử dụng một dòng từ ca khúc "You Can not Catch Me" của Chuck Berry là “Here come up flat top / He was movin' up with me/” cho ca khúc được ra mắt năm 1969 là “Come Together”. Vụ việc sau đó đã được hòa giải ngoài tòa án khi John Lennon đồng ý ghi âm ba ca khúc cho hãng đĩa Big Seven như một động thái "chuộc lỗi". Tuy nhiên đến năm 1974, John Lennon lại bị vi phạm hợp đồng và phải đền bù cho công ty trên một số tiền khác.

Robin Thicke và Pharrell William

"Blurred Lines" là một đĩa đơn được viết và trình diễn bởi các nghệ sĩ thu âm người Mỹ Robin Thicke, TI, và Pharrell Williams. Thu âm vào năm 2012, những ý tưởng bộ gõ của bài hát chủ yếu được lấy cảm hứng từ bài hát “Got to Give It Up” của Marvin Gaye , và ngoài phần rap của TI, hoàn toàn là tác phẩm của Williams. Bài hát đã trở thành đề tài tranh cãi gay gắt với gia đình của Gaye và Bridgeport Music về việc liệu bản nhạc đó có vi phạm quyền tác giả đối với "Got to Give It Up".

Sau khi gia đình cố nhạc sĩ Marvin Gaye khởi kiện, Robin Thicke và Pharrell William đã phải bồi thường gần 7.4 triệu đô la vì vi phạm tác quyền, trong đó có 4 triệu đô la đền bù thiệt hại gốc và 3.4 triệu đô la tiền lợi nhuận mà Thicke và Williams thu được từ vụ vi phạm bản quyền.

Bruno Mars

“Uptown Funk” là bài hát do nhà sản xuất Mark Ronson và ca sĩ và Bruno Mars sáng tác cho album studio thứ tư của Ronson, Uptown Special (2015). Bài hát đã trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới với tác động lớn đến nền văn hoá nhạc pop. "Uptown Funk" đã trải qua 14 tuần liên tiếp ở vị trí đầu bảng trên Billboard Hot 100 ở Mỹ, bảy tuần không liên tiếp đứng ở vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Anh.

Không chỉ 1 mà nhiều lần, Bruno Mars và Mark Ronson bị đâm đơn kiện vì nghi vấn đạo nhái để tạo ra bản hit "Uptown Funk". Năm 2015, The Gap Band cũng từng nộp đơn kiện về vấn đề bản quyền liên quan đến "Uptown Funk", vì sự giống nhau giữa bài này với ca khúc "Oops Upside Your Head". Cuối cùng ban nhạc này đã được công nhận công sức sáng tác và được chia tiền hoa hồng. Tháng 2 năm nay, một nhóm nhạc khác - The Sequence cũng nộp đơn kiện vì cho rằng "Uptown Funk" là hàng nhái ca khúc "Funk You Up" của nhóm, phát hành vào năm 1979.