11 nỗi khổ có thật mà chỉ những fan biết đến Kpop từ thập niên 2000 mới có thể hiểu được
Ngày nay, chỉ với một vài thao tác đơn giản, chúng ta đã có thể xem và nghe tất cả các sản phẩm âm nhạc, thậm chí là tương tác trực tiếp với thần tượng. Nhưng nếu chỉ mới biết đến Kpop trong vài năm gần đây, bạn chắc chắn đã bỏ lỡ một thời kỳ mà người hâm mộ chỉ có thể ngắm nhìn thần tượng thông qua loạt video với chất lượng... 480 trở xuống.
Có thể nói, fan Kpop ngày nay đang được tận hưởng rất nhiều tiện ích mà công nghệ hiện đại mang lại cho con người. Chúng ta được xem các video 4K, theo dõi thần tượng livestream, tương tác với họ trên mạng xã hội bất kể bạn có đang sống trên lãnh thổ Hàn Quốc hay không,.... Thế nhưng, nếu biết đến Kpop từ đầu những năm 2000, khi mà thế hệ thần tượng thứ 2 chỉ vừa bắt đầu xuất hiện, bạn sẽ hiểu rằng người hâm mộ đã từng trải qua một thời kỳ khổ sở đến thế nào để sống trọn vẹn với tình yêu của mình dành cho idol.
Như một cách để hoài niệm thời kỳ dữ dội ấy, hãy cùng nhìn lại 11 nỗi khổ có thật mà chỉ những fan biết đến Kpop từ thập niên 2000 mới có thể thấu hiểu và đồng cảm!
1. Internet ngày trước chậm hơn rất nhiều so với hôm nay. Vì vậy, bạn phải đối mặt với tình trạng giật, lag, gián đoạn đường truyền nghiêm trọng trong khi cố gắng stream một video nào đó, đặc biệt là trên các thiết bị di động. Thời kỳ đó, từ tiếng Hàn phổ biến mà các fan có thể học được là "đang tải", bởi đơn giản họ đã tiếp xúc với nó quá nhiều.
2. Thay vì phí thời gian vào việc xem trực tuyến với tốc độ Internet "rùa bò" ấy, việc download các show tạp kỹ và sân khấu âm nhạc của thần tượng trở thành biện pháp dễ dàng hơn khi bạn đang ở cơ quan hoặc trường học, và bắt đầu xem chúng sau. Bởi vì tốc độ Internet quá chậm, chắc chắn sẽ mất không ít thời gian để download dù chỉ là một tập của chương trình nào đó. Vì thế, việc download ở trường học hay cơ quan - những nơi có tốc độ đường truyền cao hơn ở nhà, trở thành ưu tiên hàng đầu của fan Kpop.
3. Người hâm mộ thậm chí còn phải học cách sử dụng phần mềm download các tập tin Hàn Quốc, chẳng hạn như Clubbox, để truy cập video nhanh hơn.
4. Để download nhanh hơn, các fan sẽ phải tải xuống một số phần đã được cắt nhỏ từ video hoàn chỉnh của một chương trình hoặc một màn trình diễn nào đó. Những trang web download quen thuộc vào thời kỳ ấy là Megaupload hoặc Mediafire. Sau đó, những phần nhỏ này phải được gộp lại thông qua các phần mềm khác, chẳng hạn như HJ Split.
5. Hầu hết các sao Hàn đều sử dụng Cyworld - một trong những mạng xã hội đầu tiên từng xuất hiện trên Internet. Tuy nhiên, vấn đề của nó là bạn chỉ có thể tham gia khi bạn sở hữu số đăng ký thường trú của Hàn Quốc.
Bình luận của Jun.K (2PM) trên Cyworld của G-Dragon (Big Bang), chúc người bạn của mình có một ngày sinh nhật vui vẻ
Người nổi tiếng cũng đã thực hiện một số phần nhất định trên "minihompi" của họ (mini homepage), chỉ hiển thị cho "ilchon" hoặc những người theo dõi đã được họ chấp nhận. Phần lớn người hâm mộ chỉ có thể xem nội dung mà họ đăng tải, rất ít người có thể bình luận hoặc trả lời.
6. Những thứ như 1080p hoặc 4K không hề tồn tại. Hầu hết các video đều được tải lên ở chất lượng 360p, hoặc 480p (nếu fandom của bạn may mắn). Đó là lý do tại sao một số nhóm nhạc ra mắt trong khoảng nửa đầu thập niên 2000 như TVXQ thậm chí còn sở hữu nhiều MV 480p hơn 720-1080p.
7. Nhiều kênh Hàn Quốc không có tài khoản YouTube chính thức, và sẽ yêu cầu bản quyền đối với tất cả các video chương trình của họ. Kết quả, các nhóm làm phụ đề phải sử dụng hàng loạt ký hiệu lạ trong tiêu đề, nhằm mục đích tránh để video rơi vào tình trạng vi phạm bản quyền. Bên cạnh đó, các subteam cũng phải chia video thành nhiều phần nhỏ rồi mới đăng tải vì giới hạn kích thước tập tin.
8. Hình ảnh của fansite chỉ có thể được tìm thấy trên các diễn đàn Hàn Quốc hoặc trên các trang web của master fansite (có thể yêu cầu đăng ký tài khoản). Đó là lý do tại sao họ được gọi là master fan "site". Và tất nhiên, để có được những bức ảnh mà bạn muốn, bạn phải có khả năng đọc hiểu tiếng Hàn dù chỉ là chút ít.
9. Mỗi khi livestream, nhiều người hâm mộ phải sử dụng một số chương trình như TVAnt để xem trực tiếp các kênh của Hàn Quốc. Tuy nhiên, các phần mềm như TVant lại thường đi kèm với vấn đề virus, và cũng chỉ có thể phát sóng với chất lượng rất thấp.
10. Để lấy được các file nhạc, các bài hát phải được tách ra từ đĩa CD thực sự, và sau đó được tải lên nhiều diễn đàn quốc tế. iTunes, Spotify hay những thứ tương tự không hề tồn tại trong thời kỳ đó.
11. Người hâm mộ cảm thấy vui mừng khôn xiết khi các ngôi sao Kpop sử dụng các trang mạng xã hội Hàn Quốc như me2day hoặc UFO Town. Mặc dù hầu hết fan quốc tế đều phải đợi cho đến khi nội dung những bài đăng này được dịch sang ngôn ngữ của họ và đăng lên các diễn đàn, nhưng đó quả thật là một khoảng thời gian hạnh phúc khi các thần tượng cuối cùng cũng giao tiếp trực tuyến với người hâm mộ. Instagram, Twitter hay Facebook gần như là một cái gì đó rất xa xỉ với fan Kpop cách đây hơn 10 năm.
Bạn đã từng trải qua những nỗi khổ nào trong danh sách nói trên khi vừa biết đến Kpop chưa?
Tin về nghệ sỹ Wonder Girls
-
8 điều thay đổi lớn nhất của Kpop qua các thế hệ thần tượng mà lứa fan mới ngày nay có thể sẽ không bao giờ hiểu được
-
Dù Kpop có chuyển mình qua bao nhiêu giai đoạn, 17 ca khúc huyền thoại này sẽ mãi mãi không bao giờ bị lãng quên
-
Knet liệt kê những sao Hàn vào đại học thực sự để học: Số lượng idol được nhắc tên chỉ đếm trên đầu ngón tay, phần lớn trong số đó xuất thân từ JYP

-
Xót xa nguyên nhân qua đời của nam diễn viên 24 tuổi tại 'thảm kịch Itaewon': đã thoát khỏi đám đông nhưng vì cứu một bé gái nên mới gặp nạn
-
Hài hước chuyện nhà gái phủ nhận, nhà trai lại thừa nhận tin hẹn hò của thành viên ASTRO, netizen nhắc nhở: 'học lại văn mẫu của YG đi'
-
Một nam diễn viên từng là cựu thí sinh Produce 101 mùa 2 qua đời trong 'thảm kịch Itaewon'