Chào mừng bạn ghé thăm tinnhac.com từ google. Tinnhac.comtrang thông tin âm nhạc hàng đầu Việt Nam. Trải nghiệm tinnhac.com ngày hôm nay để không bỏ lỡ những tin tức âm nhạc chuyên sâu và hấp dẫn nhất!

10 sự thật mà bất kỳ fan Kpop nào cũng cần phải tỉnh táo xem xét khi các cáo buộc chống lại thần tượng của mình xuất hiện (P1)

Trong nhiều năm gần đây, nhiều thần tượng, nghệ sĩ liên tiếp vướng vào những cáo buộc có liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên ở phần lớn các trường hợp đó, phản ứng báo vệ thần tượng quá khích của các fan đã vấp phải hàng loạt chỉ trích từ dư luận.

Cộng đồng fan Kpop chúng ta đã và đang xây dựng "sự nghiệp" của người hâm mộ bằng việc ủng hộ thần tượng. Nhưng tại một thời điểm nào đó, nó có thể thay đổi từ một mối quan hệ lành mạnh thành một mối quan hệ không lành mạnh hay công? Liệu có ổn không khi tiếp tục ủng hộ một người mà cả xã hội lên án là tội phạm? Chúng ta nên làm gì trong những tình huống như thế?

Bài viết này thảo luận về những vấn đề có liên quan đến hành hung và bạo lực từ những người nổi tiếng. Đâu là phản ứng khôn ngoan nhất của fan trong những tình huống này?

10. Chờ đợi sự thật

Đây là lúc chúng ta cần phải kiên nhẫn chờ đợi để được nghe sự thật. Nhưng liệu chúng ta có thật sự được nghe sự thật hay không? Và chúng ta sẽ đối mặt với nó như thế nào? Nếu chúng ta không có khả năng hiểu rõ ngôn ngữ của thần tượng, sẽ thế nào nếu câu chuyện của họ bị dịch sai? Rõ ràng, bất kỳ người hâm mộ nào cũng phải hết sức cẩn thận.

Nhiều năm trước, Baekho (NU'EST) bị cáo buộc tấn công tình dục, và cư dân mạng đã có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vụ tai tiếng này. Chờ đợi sự thật chính là thế - hãy kiên nhẫn tìm hiểu xem đâu mới là thông tin đáng tin cậy nhất trong trường hợp cụ thể này. Người hâm mộ thường nhắc lại những trường hợp không liên quan từng xảy ra trong quá khứ. Ví dụ: "Ồ, đã có rất nhiều lời buộc tội gần đây..." như một bằng chứng cho thấy điều gì đó có thể hoặc không thể đúng hoặc sai. Tuy lời buộc tội lặp đi lặp lại chống lại cùng một người thật sự có thể dẫn đến hành động nhận lỗi, nhưng chúng ta vẫn không thể biết chắc chắn và nó phải được điều tra đúng quy trình. Điều này không có nghĩa là bạn không thể nghi ngờ, nhưng bạn cần phải rất cẩn thận nếu bạn nói ra, hoặc nên nói như thế nào. Trong một số trường hợp, một câu hỏi có thể hiệu quả hơn rất nhiều so với một tuyên bố.

Baekho NU'EST

Những trường hợp không liên quan hoàn toàn không dính liếu gì đến trường hợp hiện tại. Ví dụ, "Vâng, từng có một fan đã buộc tội idol X tấn công và thực ra cô ta đã nói dối, do đó việc lần này fan buộc tội thần tượng Y tấn công có lẽ cũng là nói dối", những phát ngôn như thế không hề có bằng chứng. Mỗi trường hợp phải được xem xét dựa trên đặc điểm của nó, với bằng chứng cụ thể cho từng tình huống. Chúng ta không thể phán xét ngay lập tức khi chúng ta không biết bất kỳ sự thật nào.

Kế đến, cũng có câu hỏi về bằng chứng và hành vi; trong những trường hợp trên, người ta đang cố gắng so sánh với các trường hợp không liên quan trực tiếp khác. Trong vụ việc của rapper Iron, anh bị cáo buộc đã tấn công bạn gái cũ. Có hai điểm đáng lưu ý ở đây. Đầu tiên là chắc chắn bạn gái cũ của anh đã bị tấn công – câu hỏi bây giờ là liệu Iron có phải là thủ phạm. Điểm thứ hai là khi Iron bị buộc tội, anh ngay lập tức cung cấp thông tin về cô ấy trong một bài báo, nói rằng bạn gái của mình yêu thích hình thức khổ dâm. Chỉ riêng điều này thôi thì không thể trở thành bằng chứng buộc tội. Tuy nhiên, đó là một tín hiệu nguy hiểm, vì hành động của anh vừa có chủ đích vừa có hại.

rapper Iron

9. Nhận thức về khuynh hướng của bạn

Khuynh hướng của bạn là gì: phản ứng và kết luận tức thì với tất cả mọi thứ? Có những người là fan Kpop cuồng nhiệt, nhưng thứ họ quan tâm nhiều hơn lại chính là công lý. Khuynh hướng của họ là hoài nghi về thủ phạm bị cáo buộc và sẵn sàng tin tưởng nạn nhân. Nhưng cũng có người cực kỳ tin tưởng vào bằng chứng, do đó, bất kể họ cảm thấy như thế nào khi sự việc nổ ra, họ chỉ chờ đợi và xem xét những gì chúng ta biết bằng những nguồn tin đáng tin cậy.

Đối với các fan của BTS, khi scandal phân biệt màu da của RM nổ ra năm 2015, có nhiều người muốn tin rằng thần tượng của mình đã rút ra được bài học từ hành động của mình và cố gắng xin lỗi thông qua bài viết trên mạng xã hội. Tuy nhiên, khi không biết chắc chắn, họ chọn cách chờ đợi. Thần tượng là con người và họ cũng phạm sai lầm. Các fan có quyền tiếp tục ủng hộ họ, và tin rằng thần tượng của mình đã rút ra bài học quý báu. Thực tế là từ sự việc đó đến nay, RM cực kỳ cẩn trọng để không phạm phải sai lầm tương tự. Và vì thế, người hâm mộ càng hạnh phúc hơn khi biết rằng quyết định chờ đợi của họ là vô cùng sáng suốt.

RM BTS

Trái lại, trong trường hợp của Zico (Block B), không ít người đã quay lưng và ngừng ủng hộ khi cho rằng anh liên tục dùng ngôn ngữ và hành động hạ bệ người khác, cùng những chủ đề khinh thường phụ nữ, kỳ thị người đồng tính và phân biệt sắc tộc. Khi sai lầm bị lặp đi lặp lại liên tục, người hâm mộ có quyền thất vọng và ngừng tin tưởng vào người họ từng yêu thương.

Zico Block B

Một điểm quan trọng nữa là khuynh hướng trong ngôn ngữ khi chúng ta sử dụng để bảo vệ thần tượng. Ngôn ngữ là một điều kỳ lạ và phức tạp, và đôi khi người ta cho rằng việc thiếu lời tố cáo đồng nghĩa với ý kiến trung lập. Sự thật thì khuynh hướng thường được diễn đạt bằng ngụ ý, đặc biệt là khi sử dụng những từ cảnh báo như 'nhưng'. Hãy lấy câu nói này làm ví dụ: "Chúng tôi (các fan) sẽ chờ và xem nhưng đã có rất nhiều báo cáo sai lầm...".

Trong khi "chờ và xem" là những từ ngữ trung lập không thiên vị, thì "nhưng đã có rất nhiều báo cáo sai lầm" lại phủ nhận dụng ý của "chờ và xem". Điểm trọng tâm trong câu nói này là "báo cáo sai lầm", và khi kết nối hai vế lại với nhau, hàm ý là bạn – với tư cách một người hâm mộ, thật sự không hề kiên nhẫn chờ đợi. Bạn đã lập tức xác định rằng khả năng cao là báo cáo này sai lầm, và chia sẻ giả định đó cho người khác. Có một ngụ ý rõ ràng rằng thông báo này chắc chắn sai, bởi nhận định trong câu nói không hề trung lập.

Mặc khác, câu nói "Có nhiều báo cáo sai lầm. Chúng tôi sẽ đợi để xem kết quả của cuộc điều tra này" lại mang ý nhấn mạnh đến kết quả của cuộc điều tra, và hai câu nói như trên thể hiện thái độ trung lập nhiều hơn. Những thay đổi nhỏ này có thể tạo ra một khác biệt lớn trong suy nghĩ của người đọc. Chúng ta cần thảo luận bằng chứng rõ ràng, và chúng ta cần giữ thái độ trung lập nhất có thể.

8. Chấp nhận niềm tin của chúng ta như một kết quả của bằng chứng mới

Có ai còn nhớ scandal của Tablo không? Tin đồn về việc anh sử dụng bằng cấp giả từng lan nhanh trên Internet như một ngọn lửa điên cuồng. Thay vì yêu cầu chứng cứ, netizen lan truyền hàng loạt tin đồn, tạo ra một làn sóng công kích dữ dội nhắm vào Tablo. Vấn đề duy nhất là gì? Cáo buộc này là sai sự thật và Tablo vô cùng đau khổ, và cuối cùng anh kí hợp đồng với YG Entertainment sau đó vì sự ủng hộ anh nhận được từ "ông lớn" này. Có nhiều netizen phải thay đổi suy nghĩ của họ khi bằng chứng cuối cùng được đưa ra đã minh oan cho Tablo.

Tablo

Các trường hợp tấn công tình dục và bạo lực gia đình cũng đáng được xem là những hành vi cực kỳ mâu thuẫn:

Những kẻ tấn công người khác thường sẽ lặp đi lặp lại nhiều vụ việc trong quá khứ. Thỉnh thoảng có những trường hợp quá nhiều rủi ro nên không thể đem ra xét xử, thỉnh thoảng nạn nhân không sẵn sàng đối mặt với nhiều tổn thương hơn tại tòa án.

Định kiến – nghiên cứu cho thấy rằng nếu một người vô tội bị buộc tội nhiều lần, những người khác sẽ bắt đầu có cái nhìn tiêu cực về người đó, ngay cả khi những lời buộc tôi đó là sai sự thật.

7. Xem xét sự khác nhau giữa cáo buộc và lời nhận tội

Giả định về sự vô tội và yêu cầu bằng chứng là rất quan trọng. Nhưng người hâm mộ cần phải sẵn sàng đón nhận khả năng thần tượng có thể phạm sai lầm, và nếu họ thừa nhận, người hâm mộ hãy cư xử thích hợp. Ví dụ, Kim Hyun Joong thú nhận đã đánh bạn gái của mình. Vâng, trong trường hợp này, Kim Hyun Joong đã sai và câu chuyện dường như thay đổi hàng tuần. Bất kể việc anh thừa nhận đã đánh cô ấy, và trong khi điều đó không khiến cô ấy vô tội khỏi những cáo buộc khác (Kim Hyun Joong cũng cáo buộc bạn gái đã tấn công mình), thì điều đó vẫn khiến anh (và chỉ mỗi anh) bị buộc tội tấn công cô ấy.

Kim Hyun Joong

6. Đừng tự động đánh giá bệnh tâm thần ngang bằng với bạo lực cố ý

Thỉnh thoảng, hai hiện tượng này đúng có là liên quan đến nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân tâm thần vẫn sống cả đời mà không gây hại đến bất kì ai khác. Thật không công bằng cho những bênh nhân tâm thần khi bị so sánh với hành động đáng hổ thẹn này.

Nhìn nhận nghiêm túc hơn, nó thường không phải là bệnh tâm thần mà là xu hướng tự cho mình quyền tấn công người khác. Đó là một dạng của trạng thái tâm lý. Một số người đàn ông nói rằng "Nếu tôi muốn cô ấy, tôi có thể có cô ấy, tôi không quan tâm những gì cô ấy muốn", trong khi một số khác lại khẳng định "Nếu tôi không thể có cô ấy thì không ai có thể!" ngay trước khi họ cầm một khẩu súng. Loại tâm lý này đã được chứng minh bởi một trường hợp ở thành phố Miryang, khi các nam sinh trung học hãm hiếp một cô bé 14 tuổi, tống tiền cô bé và tấn công những người khác trong một tình huống thực sự kinh hoàng. Trường hợp này không phải là bệnh tâm thần, nó chủ yếu là do xu hướng tự cho mình quyền được tấn công người khác. Thủ phạm tự cho mình quyền kiểm soát nạn nhân vì hắn không xem nạn nhân là người mà chỉ là một món đồ do hắn sở hữu.

Điều đó làm bạn kinh sợ khi biết rằng nạn nhân của bạo lực gia đình - thường xuyên nhưng không phải lúc nào cũng là phụ nữ, phải đối mặt với nguy hiểm lớn nhất trong khoảnh khắc họ rời bỏ một mối quan hệ bạo lực. Cảnh sát đã tuyên bố rằng sau khi bỏ đi là giai đoạn nạn nhân có nhiều khả năng bị giết hại nhất. (Hãy nhớ rằng: "Nếu tôi không thể có em thì không một ai có thể!"). Cần lưu ý rằng một số thủ phạm đã nói họ cảm thấy họ có thể giết nạn nhân và bỏ trốn bởi vì không ai tố cáo hành vi bạo hành trước đó của họ. Do đó, nếu phớt lờ tư tưởng đáng sợ này, chúng ta đã trực tiếp làm tăng rủi ro cho nạn nhân.

Còn nói đến giới tính, nam giới có xu hướng phạm tội nhiều hơn. Ở Úc, 80-100% thủ phạm cưỡng hiếp, bạo lực gia đình và lén lút theo dõi người khác là đàn ông. Mỗi tuần có một phụ nữ chết vì bạo lực gia đình. Tỷ lệ chính xác có thể thay đổi ở các quốc gia khác nhau, nhưng đa phần các trường hợp thì thủ phạm là nam giới và nạn nhân là nữ giới.

(Còn tiếp...)